Truyền thuyết về Địa Tạng Bồ Tát Cửu_Hoa_Sơn

Địa Tạng Bồ Tát đầu thai làm hoàng tử nước Tân La (Triều Tiên ngày nay), sinh vào thời kì Võ Tắc Thiên (cuối năm Đường Khai Nguyên, tức năm 719, Trung Quốc), tên là Kim Kiều Giác, xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Huyền Trang nên quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, lên Cửu Hoa sơn tu hành, sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, biến Cửu Hoa Sơn thành một thắng địa Phật giáo cực thịnh đương thời. Năm 99 tuổi, bỗng nghe một tiếng gọi mơ hồ thì biết mình sắp chết liền gọi đệ tử đến dặn dò, rồi ngồi vào trong chum mà viên tịch. Ba năm sau, mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương dao động thành tiếng lách cách. Phật giáo bảo đó là Bồ Tát truyền thế bèn đem thi thể đặt vào trong tháp, gọi tháp là Địa Tạng Nhục Thân tháp. Nhục Thân tháp còn gọi là Nhục Thân Bảo điện, tọa lạc tại đỉnh Thần Quang trên Cửu Hoa sơn. Cứ ngày rằm và 30 tháng 7 (tương truyền là ngày sinh và ngày đắc đạo của Địa Tạng) tín đồ Phật giáo lại đến triều kiến Nhục Thân tháp rất đông.[1]